Xin bố mẹ đừng thất vọng nếu con trượt Đại học

Trượt Đại học là điều mà không một sĩ tử nào mong muốn dù cuối cùng có đi theo con đường này hay không, nhiều đứa trẻ chỉ vì sự kì vọng của bố mẹ mà đến lúc trượt Đại học mang cho mình một gánh nặng tâm lý dẫn đến bị stress, trầm cảm thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Nhiều gia đình vẫn còn giữ suy nghĩ con cái phải có được tấm bằng Đại học, phải làm rạng danh dòng họ, gia tộc, làm bố mẹ nở mày nở mặt, cũng có các phụ huynh đặt kỳ vọng cao vào con, muốn con phải hơn bạn hơn bè, trở thành người tốt nhất. Những kỳ vọng vô hình đấy đè nặng lên vai những người con khiến chúng không thể thoát ra khỏi những cảm xúc tiêu cực và những lo lắng nếu chẳng may trượt Đại học. Có lẽ điều mà những đứa con lo lắng nhất khi trượt Đại học không phải là tương lai sẽ mờ mịt, không phải là xã hội sẽ cười chê mà là bố mẹ sẽ thất vọng như thế nào, sẽ trách mắng ra làm sao, có khi sẽ còn phải chịu những đòn roi, cái tát đau đớn. Những lời mắng nhiếc thất bại, thua cuộc, những lời nói gây tổn thương tới con trẻ được bố mẹ nói ra không kiểm soát không suy nghĩ đó cũng sẽ là vết cắt đi theo người con đến suốt cuộc đời này, để còn trẻ sẽ luôn nhớ về cái khoảnh khắc đau đớn đó, mãi mãi sống trong sự dày vò đó không lối thoát. Dẫu biết bao nhiêu kỳ vọng bao nhiêu lo toan, kế hoạch đã đổ bể chỉ vì trượt Đại học nhưng mong bố mẹ hãy nghĩ đến cảm nhận của con trẻ, người buồn bã và thấy thất vọng nhất khi trượt Đại học chính là các con chứ không phải bất kỳ ai khác và người có thể giúp con đi ra khỏi những cảm xúc tiêu cực đó chỉ có thể là bố mẹ. Cuộc sống càng hiện đại và phát triển hơn thì bố mẹ cũng mở rộng tư tưởng và suy nghĩ tích cực hơn về con đường mang tên Đại học, hoặc có kỳ vọng cũng không lộ ra những suy nghĩ lo lắng để con cái phải băn khoăn. Nhiều phụ huynh tâm lý cũng chia sẻ không dám nói đến chuyện đỗ trượt Đại học hay những suy nghĩ tiêu cực để tránh con cái sẽ bị nặng nề, thấy không thoải mái nhất là những đứa trẻ đang trong độ tuổi mới lớn, luôn có những suy nghĩ vẩn vơ, bốc đồng. Sự thật là không thiếu những trường hợp con trẻ bị tâm lý, tự kỷ, stress hay có những suy nghĩ như bỏ nhà đi, tự tử chỉ vì trượt Đại học và phải nghe sự sỉ nhục từ bố mẹ, người thân trong gia đình. Đừng cho rằng con còn nhỏ thì không nghĩ gì, một đứa trẻ 17,18 tuổi hoàn toàn có một cái tôi đủ lớn để phản ứng lại những lời đánh giá không hay từ bố mẹ. Phụ huynh nào mà chẳng măng con mình có một tương lai hạnh phúc, bạn cần con có một bệ phóng vững chắc, một thất bại có thể đứng lên làm lại, hay một sĩ diện nhất thời? Hãy suy nghĩ về câu hỏi này và đến bên con mình, cùng con tìm ra những phương hướng đường đi tốt nhất trước khi quá muộn nhé!

Comments

comments