Sợ trượt Đại học nhưng rốt cuộc bạn học Đại học để làm gì?

Nhiều bạn trẻ lo sợ trượt Đại học, tìm đủ mọi cách để có thể học một trường Đại học, mang danh là sinh viên nhưng nếu hỏi bạn rốt cuộc học Đại học để làm gì thì các bạn lại chẳng có câu trả lời cụ thể.

1, Học Đại học vì bố mẹ

Đây có lẽ là câu trả lời phổ biến nhất của những sĩ tử. Không biết mình thích gì, cần gì phải làm gì trước ngưỡng cửa trưởng thành của tuổi 18 bởi 18 năm qua được bố mẹ chở che, được bố mẹ vạch sẵn đường đi và hầu như một người học sinh nào cũng có cái đích cuối cùng là thi Đại học. Vì vậy việc trượt Đại học hay không học Đại học không được nằm trong não bộ của những người học sinh ấy. Con học trường mà bố mẹ thích, con học ngành mà bố mẹ chọn hay con phải nai lưng ra học Đại học dù không thích cũng chỉ vì ý kiến của bố mẹ.

2, Học theo bạn bè

Có một thực trạng là các sĩ tử không hề biết mình nên học ngành nào phù hợp hay nên theo đuổi ước mơ gì vì thế các bạn phó thác hết tương lai vào những người bạn. Yêu nhau muốn cùng học một trường, chơi thân với nhau muốn học cùng trường hay đơn giản là không biết học trường nào, thấy bạn học thì mình cũng học theo. Điều này còn nguy hiểm hơn cả trượt Đại học bởi bạn thậm chí còn chẳng biết mình phù hợp hay không thì làm sao có thể học được. Hậu quả của việc này chính là nhiều sinh viên đang học thì bỏ dở, nghỉ học vì lý do không hợp hoặc học xong 4 năm ra trường làm nghề chẳng liên quan gì đến chuyên ngành mình học.

3, Theo tâm lý đám đông

Điều nay đang trở nên thịnh hành hơn trước một cánh cửa Đại học bị quá nhiều lời bán tán, soi mói và phán xét của người khác nhận định. Tâm lý đám đông đầu tiên là về chuyện bằng cấp, họ quy chụp rằng không học Đại học là kẻ kém cỏi, là không có tương lai là mãi mãi sẽ chỉ làm công việc lao động tay chân thuộc tầng lớp dưới của xã hội. Và những người mang trong mình đầy bằng cấp mà năng lược chẳng đáng bao nhiêu hay những bạn trẻ đỗ đại học tự cho mình cái quyền coi thường những người không học hay trượt Đại học. Với những lời phán xét như vậy, bạn chẳng cần quan tâm bởi suy cho cùng họ cũng đâu mang lại hạnh phúc hay mang lại miếng cơm, đồng tiền cho bạn, đến lúc bạn thành đạt họ sẽ lại thay đổi thái độ cho bạn coi.

Tâm lý đám đông thứ 2 đấy là phải học những ngành hot, ngành xu hướng nhất. Tâm lý này mặc dù không sai nhưng có thể đi ngược lại với mong muốn sở thích của các sĩ tử. Ví dụ như bạn yêu thích dược, nhưng bố mẹ lại bắt đi học y vì ngành y danh giá hơn, bạn yêu thích hội họa nhưng lại bắt đi học CNTT vì có tương lai hơn và thấy nhiều người đi học hay bạn bắt buộc phải học và làm đúng nghề theo gia đình thì những điều bạn bị ép buộc đó đều xuất hiện theo tâm lý đám đông lựa chọn cách thức mà nhiều người làm nhất.

Bạn sợ trượt Đại học nhưng vấn đề nỗi sợ đó của bạn phải xuất phát từ việc sẽ bỏ lỡ ngôi trường mình yêu thích, bỏ lỡ đam mê của bạn thì điều đó mới đáng tiếc, mới đáng sợ, còn sợ trượt Đại học vì những lý do trên thì không đáng chút nào!

Nếu bạn chưa biết được mình thực sự thích gì, hãy để chúng tôi giúp bạn: https://bit.ly/2JH2MqJ

Comments

comments