Có một sự lo lắng mà khiến cả gia đình phải mất ăn mất ngủ, chính là trượt Đại học, nhất là thời điểm các trường Đại học đang rục rịch công bố điểm chuẩn, nỗi lo trượt Đại học lại càng sâu sắc hơn.
1, Hàng xóm chê cười
Có con thi Đại học là cả nhà, cả họ lao vào lo lắng, trông ngóng, chờ đợi. Mà nếu chẳng may con có nguy cơ trượt Đại học là bao sự xấu hổ, chán nản, thất vọng sẽ đổ ập cả gia đình. Các gia đình Việt Nam có một kiểu so sánh rất kỳ lạ. Các bố mẹ luôn thích khoe khoang con và ganh với nhau từng điểm số một của các con. Giả dụ mà trong xóm có 2 đứa trẻ bằng tuổi thì kiểu gì hàng tháng kiểm tra, hàng kỳ thi cử 2 bên phụ huynh cũng phải khoe điểm với nhau cho kì được. Rồi sau đó là bóng gió qua lại, lời ra lời vào. Mới bữa trước còn có vụ hai bố lao vào đánh nhau chỉ vì đứa con thi được 15 điểm bị chê là thiểu năng, dốt đặc cánh mai. Dường như việc con có đỗ hay trượt Đại học đã trở thành sĩ diện của bố mẹ và được các vị phụ huynh đem ra để thể hiện ai dậy con giỏi hơn, con ai tốt hơn thậm chí là đem cả tương lai của những đứa nhỏ ra để so sánh. Vì thế nhiều gia đình bắt con học trường nọ trường kia, học cả ngành mà con không thích đến từ việc so kè với chính hàng xóm, với chính xã hội. Và nếu chẳng may con trượt Đại học, thì nó sẽ biến thành sự thất vọng to lớn.
2, Sự thất vọng của bố mẹ
Chẳng ai muốn con mình trượt Đại học nhưng đôi khi sự thất vọng về việc này sẽ lấn át cả lý trí của các bậc phụ huynh, khiến các phụ huynh mắng nhiếc, thái độ và làm tổn thương đến những đứa trẻ. Nỗi sợ trượt Đại học lan sang đứa trẻ chưa chắc đã vì thấy tương lai mờ mịt mà chính từ nỗi sợ hãi đến từ bố mẹ. Sợ bố mẹ mắng, bố mẹ đắng, bố mẹ nói những lời khó nghe. Những điều tốt đẹp thường khó đọng lại trong tâm trí lâu hơn những điều xấu xí, những câu mắng chửi. Từ sự thất vọng của bố mẹ những đứa con khó có thể tự thoát ra khỏi cảm giác mặc cảm, tự ti, yếu kém của việc trượt Đại học và sẽ thiếu hẳn sự tự tin khi sải bước tiếp sau vấp ngã.
3, Trượt đại học rồi con sẽ làm gì
Trượt đại học đã không còn là nỗi lo của các gia đình Việt ngày nay, và thay vì biến nó trở thành nỗi sợ hãi, bố mẹ hãy cùng với con mình tìm ra lối đi sáng nhất. Có rất nhiều phương án mà phụ huynh và sĩ tử có thể tìm đến sau cánh cửa đại học, tìm một ngôi trường khác điểm thấp hơn, tìm một phương thức xét tuyển khác, du học, học nghề… Cần phải xác định rõ mục tiêu cuối cùng của việc học lên cao là con có kiến thức, đủ hành trang để sau này có thể làm được việc và đi trên đôi chân của chính mình, chứ không phải việc con sở hữu bằng cấp nào. Cho nên dẫu con có trượt Đại học thì nếu con vẫn nghiêm túc theo đuổi kiến thức và lựa chọn được ngành nghề phù hợp con vẫn có thể làm những công việc tốt nhất, kiếm được nhiều tiền và có một tương lai tươi sáng.
Tham khảo một số trường đại học xét học bạ tại: https://bit.ly/2JH2MqJ
Comments
comments