Lớp 12 lo lắng điều gì nhất, lo nhất chính là điểm thi thấp sẽ tăng khả năng trượt đại học đúng không? Vì vậy chọn trường phù hợp với học lực của mình để đăng ký xét tuyển là điều rất quan trọng!
Trượt hay đỗ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố trong đó yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất chính là lực học thực tế của thí sinh và việc chọn trường đăng ký xét tuyển. Đây là 2 yếu tố liên quan mật thiết đến nhau và quyết định phần nhiều tương lai thí sinh sẽ học ngành gì, ở đâu. Tại sao lớp 12 phải đâm đầu vào học tập, vì sao các bạn phải chạy ngược chạy xuôi đi học thêm trong thời tiết nắng nóng này trong khi để tốt nghiệp THPT không cần thiết phải học tập liều mạng đến thế. Bởi vì dù Bộ GD&ĐT đã thông báo sẽ không dùng điểm thi tốt nghiệp để xét tuyển đại học nhưng hầu hết các trường đại học chính quy vẫn áp dụng hình thức xét tuyển nguyện vọng theo điểm thi làm tiêu chí đầu vào. Vì vậy thí sinh cần hết mình ôn luyện thật tốt, bởi sở hữu điểm cao thì thí sinh mới có nhiều sự lựa chọn.
Tuy nhiên, nhiều khi điểm số bị phụ thuộc bởi rất nhiều yếu tố ngoại cảnh như là tâm lý, sức khỏe, hay yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến từ học lực của thí sinh. Với những bạn sở hữu học lực tốt thì không nói nhưng với những bạn sở hữu học lực khá, trung bình mà muốn thi đỗ được ngành mình thích thì phải làm như thế nào đây?
Hiện tại những trường đại học công lập được chia ra làm 2 thể loại, loại 1 là những trường thuộc top đầu như đại học Bách Khoa, đại học Ngoại thương, đại học Kinh tế Quốc dân, đại học Quốc gia Hà Nội, loại 2 thuộc những trường nằm ở top giữa đông thí sinh học, chất lượng đào tạo cũng ổn, những trường này thường vừa sức với học sinh có học lực khá điểm giao động từ 16- 22 điểm. Với những thí sinh có học lực không thuộc các trường đại học loại 2 thì có thể tham gia học cao đẳng, trung cấp nếu muốn học trường công. Ngoài ra nhiều đại học tư đã mở ra với các ngành đào tạo khá đa dạng, chất lượng đào tạo ổn nhưng học phí cao hơn so với trường đại học công. Các trường đại học dù là công hay tự đều phải sở hữu lực lượng giảng viên cũng như đáp ứng được nhu cầu đào tạo sinh viên. Tuy nhiên vì suy nghĩ của nhiều thí sinh không chọn được trường mình thích liền vào tạm vào một trường nào đó để có tấm bằng đại học nên sau khi ra trường không có kiến thức, khiến trường bị đánh giá là đào tạo không tốt. Vì vậy, việc học tập ở trường đại học đạt hiệu quả hay không thì phải đến cả từ 2 phía nhà trường và sinh viên.
Với những bạn thí sinh lo lắng điểm thi không cao khó có cơ hội học ngành mình thích thì điều các bạn cần tìm hiểu chính là những nguyện vọng 2,3 của những trường có chuyên ngành bạn muốn học kèm theo những hình thức tuyển sinh của trường đó. Nếu hình thức xét bằng điểm thi không phù hợp thì bạn có thể dùng hình thức xét học bạ. Nhiều trường đại học tư hay học viện đào tạo nghề đều đang áp dụng hình thức xét học bạ để tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh. Cùng với quan điểm học giỏi mới vào được đại học hay học đại học mới thành công, nhiều bạn đâm đầu vào thi vào trường mình thậm chí mơ hồ và không biết sẽ học gì, điều này là không nên bởi nhìn chung đầu vào của các bạn chỉ đánh giá các bạn có đỗ trượt hay không thôi. Ví dụ một trường lấy 18 điểm thì đứa được 18 điểm và đứa 28 điểm đều như nhau, sau này trong quá trình học mới quyết định ai là người kiếm được nhiều tiền hơn sau này. Vậy nên dù là với hình thức nào thậm chí không học đại học mà chỉ học nghề thì chỉ cần bạn xác định rõ mục tiêu của bạn, học được chính xác ngành học phù hợp xu hướng, phù hợp với sở thích của bạn thì tương lai bạn vẫn có thể tự tin đi trên con đường của riêng bạn!
Comments
comments